MẬT ONG RỪNG NGUYÊN CHẤT
SỰ KHÁC BIỆT CỦA MẬT ONG RỪNG & MẬT ONG NUÔI
Trước hết khẳng định rằng không phải con ong nào cũng làm mật và không phải loài ong nào cũng có thể nuôi để lấy mật. Các loại ong khác nhau, sử dụng nguồn thức ăn khác nhau sẽ sản sinh ra loại mật có màu sắc và hương vị khác nhau. Đây chính là cơ sở để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi.
LOÀI ONG LÀM MẬT
- Mật ong rừng và mật ong nuôi có sự khác nhau ở loài ong làm mật. Loài ong Apis cerana hoặc apis melifera được con người nuôi dưỡng để lấy mật. Trong khi đó, mật ong thiên nhiên được tạo ra từ loài ong Apis dorsata là loài ong hoang dã, con người không thể thuần hóa, nuôi dưỡng.
MÔI TRƯỜNG
- Hương vị của mật phụ thuộc lớn vào yếu tố môi trường. Loài ong sinh sống trong môi trường khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm mật có chất lượng khác nhau. Ong được con người nuôi dưỡng trong những khu vườn trồng cao su, vải, ngô, bạc hà, nhãn, sú vẹt…. Điều này có nghĩa là nguồn mật hoa mà chúng khai thác chủ yếu là các loài thực vật trên.
- Ngược lại loài ong Apis dorsata phải tự tìm kiếm mật hoa từ rất nhiều các loại cây rừng khác nhau. Thậm chí có khi chúng phải bay rất xa để tìm ra nguồn mật hoa. Nguồn mật được ong rừng khai thác toàn bộ là từ cây rừng, những cây không bị hóa chất ô nhiễm. Không giống như ong nuôi khai thác mật từ những cây trồng đã có thể sử dụng hóa chất để chống lại sâu bệnh.
MÙI VỊ & MÀU SẮC
- Trang trại nuôi ong được đặt trong vườn nhãn thì mật ong sẽ có hương vị tương tự như nhãn, đặt trong rừng trồng cây đàn hương sẽ có mùi đàn hương,… Trong khi mật của loài ong sống trong tự nhiên lại là sự tổng hợp của vô số loài hoa của các loại cây rừng nên thường không có hương vị cụ thể.
- Màu sắc của mật ong rừng thật thường có ít đục hoặc thậm chí màu trắng trong khi mật lấy từ loài ong sản xuất trong các trang trại thường mịn và đồng đều.
TIÊU CHUẨN NƯỚC
- Trong quá trình nuôi ong để lấy mật, người ta thường đưa ong vào trong một chiếc hộp để làm tổ vừa thuận tiện cho quá trình chăm sóc, vừa dễ thu hoạch thành phẩm. Trong khi đó, những chú ong rừng, tổ của chúng được xây dựng trên đá hoặc những thân cây to. Sự khác biệt về hình dạng, cấu trúc tổ có ảnh hưởng không nhỏ đến mật độ nước trong mật ong. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kết cấu tổ ong thông thường là một kết cấu bền vững, có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nước mưa và các vi khuẩn có hại.
Chính vì vậy, mật độ nước có trong mật ong rừng thường ít hơn so với mật ong nuôi, đặc biệt là trong mùa mưa. Tỷ lệ chênh lệch khoảng 3% (điều này cũng chứng minh dinh dưỡng mật ong rừng vượt trội mật ong nuôi).
TỶ LỆ PHẤN HOA TRONG THÀNH PHẦN MẬT
- Phấn hoa ong được coi là một trong những loại thực phẩm tốt và giàu dinh dưỡng nhất. Nó chứa nhiều protein kết hợp với các axit amin, có thể dễ dàng được hấp thu trong cơ thể con người. Phấn hoa ong được sử dụng để cải thiện dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng hiệu quả. Nó cũng được sử dụng để kiểm soát cân nặng, sức khoẻ, làm đẹp, chống dị ứng, chống lão hóa và nhiều hơn nữa.
- Tuy nhiên, người nuôi ong thường khai thác triệt để phấn hoa này bán. Họ đặt các mắt lưới trước tổ ong để khi ong thợ về tổ, mắt lưới này sẽ gạt phấn hoa bám ở thân, ở chân con ong rơi xuống khay đựng, và họ chỉ việc lấy khay là thu về được phấn hoa.
- Ngoài ra, khi thu hoạch sử dụng máy quay ly tâm, sử dụng các công cụ lọc nên lượng phấn hoa trong mật ong nuôi vốn dĩ đã ít lại còn ít hơn. Chính vì vậy mà tỷ lệ phấn hoa trong mật ong rừng bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ phấn hoa có trong mật ong nuôi bởi vậy mật ong rừng luôn nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất hơn….( Xem thêm bài viết về phấn hoa ong rừng hoang dã trên Album – facebook Hà Châu)
THÀNH PHẦN “KEO ONG”
- Propolis hay còn được gọi là “keo ong”, thực sự là một hỗn hợp các chất nhựa và các chất khác mà ong chúa sử dụng để gắn niêm phong và làm cho nó an toàn khỏi vi khuẩn và vi sinh vật khác. Loài ong tạo ra propolis bằng cách kết hợp nhựa cây với chất tiết của ong chúa.
- Các chất dinh dưỡng thực vật khác tìm thấy trong mật và propolis đã được chứng minh là có khả năng chống lại ung thư và chống khối u.
- Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những chất này ngăn ngừa bệnh ung thư ruột già bằng cách đóng cửa hoạt động của hai enzyme, phospholipositol phospholipase cụ thể C và lipoxygenase.
- Những người nuôi ong đôi khi sử dụng các màn, lưới chắn đặc biệt xung quanh bên trong hộp chứa để ngăn bọt propolis hay trong quá trình gia công và gia nhiệt, lợi ích của các chất dinh dưỡng thực vật này sẽ bị loại bỏ.
KHÁC BIỆT ĐẾN TỪ TỰ NHIÊN (Organic)
- Ngày nay, con người thường hướng đến các loại thực phẩm tự nhiên vì sự an toàn, chất lượng và ngon hơn hẳn so với thực phẩm nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp.
- Tương tự như vậy, khi nuôi ong, người nuôi ong cũng phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh để giữ cho đàn ong khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Thêm nữa, nếu bầy ong nuôi hút mật hoa từ những khu vườn thường xuyên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…thì mật ong nuôi dễ bị nhiễm các loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu nếu như người nuôi ong sử dụng quá nhiều hoặc bầy ong đi hút mật ngay khi vườn hoa vừa phun thuốc.
- Ngược lại mật ong rừng tự nhiên được ong hút mật từ các loại hoa rừng nên mật ong rừng không bao giờ bị nhiễm độc từ thuốc kháng sinh hay thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy, mật ong rừng tốt và có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với mật ong nuôi
Đặt hàng sản phẩm
Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng
Mật ong rừng nguyên chất là một đặc sản quý hiếm, thơm ngon, có nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe, làm đẹp cũng như ẩm thực. So với mật ong nuôi thì mật ong rừng thơm ngon, công dụng hiệu quả hơn hẳn nên được sử dụng trong các bài thuốc. Sở dĩ vậy là do ong rừng lấy mật từ hoa rừng tự nhiên, trong rừng đa dạng loại mật hoa, đa dạng loại phấn hoa nên mật rừng nhiều khoáng chất hơn so với mật ong nuôi (thường chỉ ăn 1 loại hoa). Với mật ong đơn hoa (hoa nhãn, hoa vải, hoa café, hoa bạc hà…) thì các loại vitamin khoáng chất này không phong phú bằng mật ong nhiều hoa (mật ong rừng).
Ong mật có nhiều loại, loại ong khác nhau thì thành phần các chất cũng khác nhau, mật do ăn từ các loại hoa khác nhau cũng sẽ khác nhau. Mật ong chứa frucose, glucose, 6 loại vitamin (C,B2,B3,B5,B6,B9), 7 loại khoáng chất (Canxi, Sắt, Magie, phốt pho, kali, natri, kẽm..) và rất nhiều hợp chất chống oxi hóa, kháng khuẩn, chống viêm nên từ xa xưa loài người đã xem mật ong như một thực phẩm vàng. Hơn nữa vì tính khan nước nên không có loài vi sinh vật nào có thể sống được trong mật ong nên một cách tự nhiên mật ong có khả năng tự bảo quản rất tốt.
Mật ong bổ dưỡng tỳ vị, giúp tăng khẩu vị, sinh lực, dưỡng huyết, chỉ khát. Nhuận phế, trị các chứng ho mãn tính, ho ra máu. Thanh nhiệt độc, giải độc…
- Tăng đề kháng, miễn dịch, chống nhiễm trùng.
- Tăng hồng cầu, hỗ trợ giảm cân.
- Trị mụn, làm mờ thâm, chống rạn da, mờ sẹo, dưỡng ẩm và chống nhăn. - Làm đẹp da, dưỡng môi, tóc, móng, làm hồng nhũ hoa, chữa nứt cổ gà… - Bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA, UVB.
- Tốt cho hệ tim mạch, cân bằng huyết áp
- Cải thiện chức năng gan, chống nhiễm trùng bàng quang
- Bồi bổ cơ thể, giúp ngủ ngon, hồi phục sức lực sau khi ốm dậy.
- Trị ho, chống cảm lạnh, cảm cúm, hen xuyễn
- Bảo vệ lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ trị viêm loét dạ dày, đại tràng
- Sát khuẩn, làm lành vết thương
- Điều trị rối loạn sinh lý, tăng khả năng thụ thai
- Điều trị một số bệnh liên quan đến răng miệng như hôi miệng, nhiệt miệng ...
Sản phẩm mật ong rừng của HCS là mật 100% tự nhiên ong tự xây tổ, tự lấy mật chứ không phải nuôi ong trong rừng như các công ty khai thác! Giá thành mềm hơn giá hàng chuẩn ở ngoài vì nguồn cung trực tiếp từ dân bản địa...
Mật ong vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam gồm 3 loại: Ong Khoái, Ong Đá và Ong Ruồi. Tổ của các loài ong này một là được làm trên tán cây rất cao (ong Khoái), trên vách đá cheo leo (ong Đá) hoặc trong bụi cây (ong Ruồi) và đều là những loài ong không thể thuần chủng. Phổ biến hơn cả là Ong Khoái. Ong Khoái rừng là loài ong rất dữ, tổ ong thường được làm trên tít ngọn cây cao nhưng kết cấu rất bền chắc, không bị mưa gió xâm phạm... Người đi lấy mật phải hun khói đuổi ong ra khỏi tổ và chỉ cắt phần có mật chứ không phá tổ ong, để ong còn làm mật tiếp... Tổ ong khoái rừng rất to có tổ lên đến 60 kg. Leo trèo cao nguy hiểm, bị ong đốt, công sức lội bộ đường rừng mấy ngày thậm chí hàng tuần trong rừng sâu gùi được mật rừng tự nhiên về không phải đơn giản.... công sức cả vật cả người bởi vậy Quý KH muốn sử dụng mật chuẩn không bị pha thì nên lựa chọn người cung cấp tin tưởng và đừng ham hàng rẻ!
Vui lòng vào fanpage để xem thêm video và hình ảnh sản phẩm.
MẬT ONG RỪNG NGUYÊN CHẤT CÓ ĐÓNG ĐƯỜNG KHÔNG?
Để hiểu rõ về hiện tượng này, trước tiên, chúng ta cần làm rõ là hiện tượng đóng đường là gì? Và tại sao lại xảy ra hiện tượng này. Hiện tượng đóng đường khoa học gọi là hiện tượng kết tinh đường.
Trước hết cần hiểu một số khái niệm: độ tan, dung dịch bão hòa và hiện tượng kết tinh. Độ tan hiểu nôm nà là là mức đo lượng chất tan có thể hoà tan vào một lượng dung môi (là dung dịch để hòa chất tan) xác định ở điều kiện nhiệt độ, áp suất cụ thể.
Ví dụ: ta hòa tan đường (hoặc muối) vào nước ở đây đường (hoặc muối) là chất tan, và nước là dung môi.
- Dung dịch bão hoà là dung dịch nằm cân bằng với chất tan chưa hoà tan ở điều kiện đã cho.
Hiểu nôm na là: khi bạn hòa tan đường vào nước ở một điều kiện nhất định thì sẽ đến một lúc bạn không thể hòa tan thêm được đường nữa. Lúc này nước đường trở thành dung dịch nước đường bão hòa.
- Hiện tượng kết tinh đường là hiện tượng khi bạn cố gắng tiếp tục hòa tan đường vào dung dịch nước đường bão hòa.
Lượng đường mới bạn cho vào tan ra, lượng đường cũ trong dung dịch của bạn kết tinh lại với nhau thành phần tử đường mới kết tủa xuống đáy chai hoặc bám vào thành chai. Đây chính là hiện tượng đóng đường, hay kết tinh đường ở mật ong mà chúng ta cần tìm hiểu.
Tại sao mật ong lại bị đóng đường?
- Mật ong rừng nguyên chất và mật ong nói chung đều có các thành phần cơ bản là glucose (đường), fructose (cũng là đường), nước, phấn hoa và các khoáng chất khác.
- Fructose là chất đường dễ tan nhất trong tất cả các loại đường, glucose ít tan hơn do đó trong cùng một điều kiện thì glucose sẽ kết tinh trước trong khi frutose vẫn ở dạng lỏng. Do đó glucose chính là thành phần tạo kết tinh trong mật ong.
- Vì mật ong rừng nguyên chất cũng có đường nên hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng đóng đường (kết tinh đường). Tuy nhiên với mật ong rừng nguyên chất, khai thác tự nhiên thì ở nhiệt độ tự nhiên việc kết tinh rất khó xảy ra vì glucose và fructose ở trạng thái bão hòa tự nhiên ở nhiệt độ thường. Đối với mật ong rừng chỉ có hiện tượng kết tinh đường rất nhẹ, đường kết tinh thành lớp màng mỏng dưới đáy hoặc nổi trong mật, không có hiện tượng đóng đường dày dưới đáy chai.
- Một số loại mật ong khác thì hiện tượng đóng đường có thể xảy ra rất nặng. Đường đóng thành hạt to và dày, rời rạc. Đây chắc chắn là loại mật ong có nhiều glucose, có thể là do ong ăn loại hoa có nhiều glucose hoặc nhiều lý do khác.
- Từ 10 - 21 độ C là nhiệt độ khiến glucose kết tinh nhanh nhất. Vì vậy đối với miền bắc trời mùa đông thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng đóng đường.